Sau khi định đô tại Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua và hoàng gia. Dưới thời Lý, kinh thành Thăng Long được xây dựng gồm ba vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành. Theo Việt sử lược (thế kỷ 14) thì năm 1010, bình đồ Hoàng thành Thăng Long được vua Lý Thái Tổ xây dựng như sau: chính giữa là điện Càn Nguyên (sau đổi thành điện Thiên An); phía Đông có điện Tập Hiền và cửa Phi Long; phía Tây là điện Giảng Vũ và cửa Đan Phượng, phía Nam là Cao Điện, thềm Long Trì, hai bên Long Trì có hành lang, phía Bắc (sau điện Thiên An) có hai điện Long An và Long Thụy, cạnh hai cung điện này phía Đông có điện Nhật Quang, phía Tây là điện Nguyệt Minh, sau nữa lại có cung Thúy Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Hưng Thiên, lầu Sao Ngũ Phượng (Ngũ Phụng tinh lâu). Năm 1011, xây tiếp cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế, nhà chứa kinh Trấn Phúc. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết thêm: "Năm 1029, vua cho sửa chữa và xây dựng lại điện Thiên An và các cung điện ở đây: phía Đông có điện Tuyên Đức, phía Tây có điện Thiên Phúc, phía trước có Long Trì, phía Đông Long Trì có điện Văn Minh, phía Tây có điện Quảng Vũ và hai chung lâu; phía Nam có điện Phụng Thiên, trên có lầu Chính Dương, phía Bắc có điện Trường Xuân và Long Các". Năm 1203, đời vua Lý Cao Tông xây cung mới ở phía Tây: chính giữa có điện Thiên Thụy, quanh điện này phía Đông có điện Dương Minh, phía Tây có điện Thiềm Quang, phía Nam có điện Chính Nghi, trên có điện Kính Thiên và thềm Lệ Giao; phía Nam có cửa Vĩnh Nghiêm, phía Tây có cửa Việt Thành, phía Bắc có điện Thắng Thọ, trên có gác Thánh Thọ, phía Đông có gác Nhật Kim, phía Tây có gác Nguyệt Bảo và tòa Lương Thạch, nhà Dục Đường, gác Phú Quốc, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao có đình Ngoạn Y, “ba mặt đình trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao lại thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy”.

Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Thứ bảy, 19/11/2022 09:22 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Nhà Bác cổ - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tại Hà Nội, là một công trình kiến trúc xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Trên 90 năm, công trình này vẫn đang được bảo tồn nguyên vẹn, nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị cao về nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, giúp công chúng hiểu hơn về một địa danh văn hóa độc đáo của Hà Nội.

Nhân dịp chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932 - 2022), ngày 18/11, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia”, giới thiệu với khách thăm quan những tư liệu, hình ảnh gắn với lịch sử ngót một thế kỷ tồn tại của công trình cũng như những tri thức, kinh nghiệm quý giá cần nghiên cứu kỹ lưỡng để thừa kế phù hợp cùng những mong muốn thay đổi trong tương lai của bảo tàng, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách tham quan.

Trưng bày được tổ chức với 3 nhóm nội dung theo 3 chủ đề, mỗi chủ đề giới thiệu những tư liệu, hiện vật phản ánh một thời kỳ lịch sử của địa danh văn hóa này, qua đó, giúp khách thăm quan hiểu hơn về hành trình hơn 90 năm hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngày nay.

N Dương (ảnh chụp lại từ phông tư liệu)

Triều Tây Sơn trải qua 3 đời vua: Nguyễn Nhạc (1778 - 1793), Nguyễn Huệ (1789 - 1792), Nguyễn Quang Toản (1792 - 1802). Với những cải cách về kinh tế (chính sách khuyến nông), văn hóa, giáo dục (chính sách khuyến học, đề cao chữ Nôm) đã giúp người dân bước đầu ổn định cuộc sống, phát triển đất nước sau thời gian loạn lạc và đặc biệt là những chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), quân Thanh (1789), thống nhất đất nước từ Bắc – Nam của Quang Trung Nguyễn Huệ đã để lại những dấu ấn lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.