Bên cạnh các tiêu chí trên, học sinh muốn đạt được danh hiệu Học sinh tiêu biểu còn phải được tập thể lớp công nhận. Tiêu chí này được đặt ra nhằm đảm bảo sự công bằng và khách quan trong việc đánh giá cũng như khen thưởng; đảm bảo những học sinh được tặng danh hiệu phải thực sự xuất sắc và xứng đáng.

Học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá?

Theo như thông tư mới nhất hiện nay, danh hiệu học sinh giỏi và khá đã không còn được sử dụng.

Tuy nhiên nếu so sánh với các quy định trước đây về đánh giá, xếp loại học sinh. Có thể hiểu Học sinh tiêu biểu không phải học sinh Giỏi, mà sẽ tương đương với mức xếp loại danh hiệu học sinh Khá. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo tại đây:

Các mức xếp loại kết quả học tập cuối năm học nào cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh tiểu học được đánh giá tổng hợp kết quả học tập cuối năm học theo Thông tư 27 theo 04 mức sau:

+ Có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;

+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

+ Chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;

+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

+ Chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;

+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

Học sinh tiêu biểu có phải là học sinh tiên tiến?

Học sinh tiêu biểu cũng không phải là học sinh tiên tiến. Hiện nay, theo quy chế đánh giá học sinh của chương trình giáo dục phổ thông mới thì danh hiệu học sinh tiên tiến đã không còn nữa.

Theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì chỉ còn quy chế khen thưởng đối với học sinh xuất sắc và học sinh giỏi.

Như vây, trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ

cũng như những tiêu chí được dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu. Đồng thời, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về cách thức khen thưởng đối với các học sinh tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đối với bạn.

Quyền được học tập của học sinh tiểu học quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quyền được học tập của học sinh tiểu học quy định như sau:

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

Học sinh tiêu biểu là một danh hiệu được dùng để khen thưởng cho những học sinh tiểu học hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 13 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học (được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học) quy định về việc khen thưởng:

Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận

Theo đó, để đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu thì học sinh phải đáp ứng được cả ba điều kiện:

Được đánh giá kết quả giáo dục với mức Hoàn thành tốt;

Đạt được thành tích xuất sắc ở ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt trong ít nhất một phẩm chất, năng lực;

Như vậy, khác với lúc trước, việc đánh giá cũng như khen thưởng học sinh theo chương trình giáo dục mới không chỉ dựa vào điểm số, kết quả học tập của học sinh mà còn dựa vào nhiều tiêu chí khác như: phẩm chất, năng lực, kết quả giáo dục… Đây là một phương pháp đánh giá khoa học, tiến bộ và toàn diện.

Các tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu

Chương trình giáo dục mới đã có sự thay đổi về mục tiêu của nền giáo dục từ việc chú trọng truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Do đó, các tiêu chí dùng để đánh giá học sinh đã có sự thay đổi theo hướng toàn diện hơn.

Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27, tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu:

Một trong những tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu đó là kết quả giáo dục. Việc đánh giá kết quả giáo dục này sẽ do giáo viên chủ nhiệm thực hiện dựa vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá học tập của từng môn học, hoạt động giáo dục cùng với đó là từng phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.

Trong đó, những phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những năng lực cốt lõi được chia thành hai loại gồm: những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác…) và những năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, thẩm mỹ, thể chất…).

Để đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu, học sinh phải đạt được kết quả giáo dục ở mức hoàn thành tốt. Đây là một trong bốn mức đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.

Theo đó, mức hoàn thành tốt theo điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27 chỉ rõ:

Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên

Như vậy, để đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh không chỉ phải đạt được kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục ở mức tốt; đạt được điểm 7 trở lên ở các môn học trong bài kiểm tra cuối năm mà tất cả các phẩm chất, năng lực như đã nêu ở trên cũng phải xếp ở mức Tốt.

Cùng với việc đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh đồng thời phải có thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học thì mới có khả năng đạt được danh hiệu Học sinh tiêu biểu. Cụ thể, ở một trong các môn học như Tiếng việt, Toán, Ngoại ngữ… học sinh phải đạt được điểm 9 trở lên trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm học.

Dù học sinh không đạt được thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học nhưng nếu như học sinh đó có sự tiến bộ rõ rệt ở ít nhất một phẩm chất, năng lực thì giáo viên chủ nhiệm vẫn ghi nhận và xem xét đánh giá danh hiệu Học sinh tiêu biểu.