Học Nghề Kim Hoàn Tại Đà Nẵng
Du học nghề Đức tại Đà Nẵng đang là đề tài hết sức nóng bỏng với những chính sách miễn học phí của các chương trình học, trợ cấp từ chính phủ và cơ hội định cư tuyệt vời sau khi tốt nghiệp. Nhiều phụ huynh và các bạn trẻ tại Đà Nẵng – là nơi có nền kinh tế phát triển và nổi tiếng từ xưa đến nay với truyền thống hiếu học.
Điều kiện và thông tin chung về du học nghề tại Đức
Các bạn du học sinh cần nắm rõ một số điều kiện và thông tin để chuẩn bị hành trang tốt cho bản thân khi đi du học nghề tại Đức như sau: – Điều kiện: Học viên đã tốt nghiệp THPT, độ tuổi từ 18 đến 33 tuổi, có sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự .
– Thông tin chung: Chương trình du học nghề tại Đức là chương trình đào tạo kép giữa lý thuyết song song với thực hành.
Các học sinh được đào tạo kỹ năng và tập trung chuyên môn học theo ngành học mà mình đã chọn.
Học sinh học theo chuyên ngành của mình tại trường: học lý thuyết và thực hành tại các cơ sở đào tạo như: công ty, bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà hàng, khách sạn…Chương trình sẽ là : 45% lý thuyết , 55% thực hành.
Khi đi thực tập tại các cơ sở đào tạo thì học sinh được nhận lương trợ cấp tùy vào ngành nghề theo học, tùy vào cơ sở đào tạo. Ví dụ như: Nhà hàng khách sạn: từ 700- 900 EUR/ tháng. Điều dường từ 1000-1300 EUR/ tháng, để các em dùng để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Sau khi tốt nghiệp, học sinh được nhận vào làm việc tại các cơ sở đào tạo với mức lương của nhà hàng khách sạn: 1800 EUR/tháng, Điều dưỡng trên 2500EUR/ tháng.
Tham gia thực tập để lấy chứng chỉ hành nghề sơ cấp
Sau khi hoàn thành được chứng chỉ tiếng Đức các bạn có thể tham gia thực tập tại cơ sở đào tạo. Sau thời gian học các bạn sẽ được cấp chứng chỉ thực hành bởi cơ sở thực tập. Chứng chỉ nghề sơ cấp là học viên cần phải có .
Khi đã đầy đủ các điều kiện, các em sẽ được trung tâm hướng dẫn hoàn thiện các giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ. Sau đó hồ sơ sẽ được gửi sang Đức để duyệt, nếu trúng tuyển sẽ có thông báo gửi về. Còn thiếu giấy tờ gì sẽ bổ sung để hoàn thiện thủ tục và bay sang Đức.
Học viên bắt đầu chương trình học gồm 45% lý thuyết, 55% thực hành.
Các khoá học (tuỳ thành phố) thường khai giảng vào 01.03, 01.04, 01.09, 01.10 hàng năm.
Nhận bằng tốt nghiệp và xin việc làm
Sau quá trình đào tạo, các em sẽ tham gia thi tốt nghiệp. Các em sẽ được CHLB Đức cấp bằng tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề. Các em có cơ hội ở lại Đức để làm việc hoặc trở về Việt Nam.
Đến nay, IECS chưa có trường hợp nào du học nghề Đức mà không xin được Visa. Mọi hợp đồng lý thuyết, thực hành tại viện đều đầy đủ chữ ký, đóng mộc của hiệu trưởng và viện trưởng. Nếu các học viên đáp ứng đủ điều kiện của IECS, thì các học viên sẽ được đi du học nghề ở Đức
Tạo điều kiện cho những du học sinh có học lực dưới mức khá
Đối với du học bậc đại học tại Đức, bạn cần đáp ứng nhiều tiêu chí về học lực, thành tích học tập và điểm thi đại học, do đó những bạn có học lực không tốt sẽ khó có cơ hội để đặt chân sang nước Đức. Nhưng với chương trình du học nghề Đức, bạn không cần có thành tích học tập quá tốt mà vẫn có thể sang Đức du học, và học nghề trở nên đơn giản hơn với việc bạn phải thi đậu nhiều môn học trong trường đại học, hơn nữa bậc đại học tại Đức sẽ yêu cầu trình độ tiếng Đức cao hơn du học nghề.
Các học viên du học bậc đại học tại Đức mất từ 4 năm trở lên. Còn với thời gian đào tạo nghề tại Đức, học viên chỉ mất 3 năm để hoàn thành chương trình học. Ra trường sớm đồng nghĩa với việc bạn sẽ đi làm và kiếm tiền phụ giúp gia đình sớm hơn. Đây là lợi thế du học nghề tại Đức thu hút nhiều học viên.
Trong suốt 3 năm học nghề tại Đức, học viên vừa được học lại vừa được thực tập tại công ty, nhà máy, khách sạn, bệnh viện, … khả năng có cơ hội việc làm cao vì học viên đã có những kỹ năng trong công việc và được nhà tuyển dụng đánh giá cao .
Du học nghề tại Đức mang đến nhiều cơ hội
CÔNG TY TNHH DV&TM KHÔNG GIAN HOÀN MỸ
Địa Chỉ: 29 Nhơn Hòa 4, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Email: [email protected]
Học và thi chứng chỉ tiếng Đức
Đây là bước quan trọng nhất học viên cần phải thực hiện khi tham gia chương trình du học tại Trung tâm Du học nghề Đức tại Đà Nẵng
Lợi ích khi du học nghề tại Đức
Chương trình du học nghề Đức có nhiều ưu thế hơn so với việc đi du học bậc đại học, ngoài chính sách miễn học phí 100% thì học viên còn được nhận lương khi đi làm và sau khi tốt nghiệp có cơ hội định cư vĩnh viễn tại Đức. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn các lợi ích nhé:
Tiết kiệm rất nhiều chi phí học tập
Các học viên không phải lo về các khoản học phí mà khi du học nghề bạn còn được trả lương mỗi tháng, mức lương dao động tùy theo ngành mà bạn lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể dùng tiền lương để chi tiêu hằng tháng mà không phải nhận trợ cấp từ gia đình.
Và hơn thế, bạn có thể làm thêm khi du học nghề tại Đức. Chính phủ Đức tạo điều kiện cho nhiều du học sinh làm thêm để trang trải phần nào chi phí du học, bạn có thể làm thêm 10 tiếng/ tuần với mức thu nhập trung bình từ 8.5 đến 10EUR/ tiếng. Làm thêm vừa tăng kỹ năng giao tiếp tiếng Đức lại vừa có một khoản tiết kiệm cho bản thân.
Xem thêm: Tìm hiểu về du học nghề Đức 2021
Cơ hội được định cư tại Đức
Sau 5 năm làm việc tại Đức, bạn có thể xin làm thủ tục để định cư tại Đức vĩnh viễn nếu bạn muốn, Chính phủ Đức khuyến khích người lao động ở lại Đức làm việc, nhất là với những ngành nghề đang thiếu khát nhân lực như điều dưỡng. Đây là một lợi thế rất lớn của việc du học nghề Đức đối với những bạn có ước muốn sống ổn định và lâu dài tại cường quốc của châu Âu.
Xem thêm: 7 ưu điểm khi du học nghề tại Đức
Trung tâm Du học nghề Đức tại Đà Nẵng
Hiện nay IECS tại Đà Nẵng tuyển sinh về lĩnh vực Điều dưỡng, nhà hàng khách sạn…về những thành phố lớn tại bang Baden-Württemberg. Các học viên được miễn phí 100% học phí, cơ hội định cư và làm việc lâu dài tại CHLB Đức.
Tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế IECS chuyên tư vấn và làm hồ sơ về du học nghề Đức tại Đà Nẵng. Với đội ngũ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi biết mình cần làm gì để tư vấn một cách chính xác nhất, đưa đến cho phụ huynh và học viên Đà Nẵng dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.
IECS có những đối tác tin cậy đào tạo trực tiếp từ CHLB Đức- luôn cam kết đảm bảo 100% các bạn học viên sẽ nhận được hợp đồng từ các đối tác, xử lý hồ sơ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Mang đến cho học viên và phụ huynh những chương trình học tốt nhất hiện nay.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các chương trình du học nghề Đức, giúp phụ huynh và học viên có thêm những thông tin cần thiết trong hành trình đến với nước Đức xinh đẹp. Chúc các học viên tìm được Trung tâm du học nghề Đức tại Đà Nẵng uy tín và chất lượng, để cùng đồng hành với các bạn trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tại CHLB Đức
Du học nghề Đức – 𝕋ℍỰℂ ℍƯ ℂÂ𝕌 ℂℍ𝕌𝕐Ệℕ 𝔹Ị 𝔹Ỏ ℝƠ𝕀 𝕊𝔸𝕌 𝟚𝟘 ℕ𝔾À𝕐 𝕋Ạ𝕀 ĐỨℂ?
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
Chuyên viên tư vấn du học ngành Điều dưỡng và nhà hàng khách sạn với 15 năm kinh nghiệm học tập và công tác tại khách sạn 5* TPHCM
(HNMO) - Nằm bên bờ sông Tô Lịch, làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội với những sản phẩm đậu bạc nổi tiếng khắp kinh thành.
Hà Nội có nghề kim hoànTheo truyền thuyết xưa kể lại, vào thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), ở làng Định Công có ba anh em ruột họ Trần là Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa, nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần cù, chịu khó đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng lấy tên là “kim hoàn”. Những đồ vàng bạc do ba anh em làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong nước. Ba người dạy cho dân làng cùng làm nghề và từ đó làng Định Công có nghề làm vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết tiếng.
Ngày xưa có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”, nghề đậu bạc ở Định Công trở thành một trong bốn nghề tinh hoa nhất Kinh thành Thăng Long. Với lịch sử lâu đời, tồn tại khoảng 1.500 năm, nghề đậu bạc Định Công có những nét đẹp riêng, mang tính độc đáo so với các làng nghề khác như ở Châu Khê (Hải Dương) hay Đồng Xâm (Thái Bình).Trước năm 1945 và giai đoạn 1945-1954 được coi là thời hoàng kim nhất của làng nghề kim hoàn ở Định Công, hầu như các gia đình trong làng đều có người theo nghề. Các sản phẩm trang sức vàng, bạc là niềm tự hào của người dân trong làng, là món đồ trang sức có tính thẩm mỹ cao của người Tràng An lúc bấy giờ. Sau năm 1954, nghề đậu bạc gặp khó khăn do Nhà nước quản lý chặt vàng bạc. Đến năm 1972, khi hợp tác xã giải thể, nghề này ở Định Công gần như biến mất hoàn toàn.
Cơ duyên để vực dậy lại làng nghề đến với nghệ nhân Quách Văn Trường một cách hoàn toàn tự nhiên. Ông Quách Văn Trường năm nay đã gần 80 tuổi, xuất thân trong một gia đình có truyền thống lâu đời làm nghề đậu bạc ở làng Định Công nên từ bé ông đã được tiếp xúc với nghề kim hoàn và nó như một dòng máu chảy trong người từ bao giờ không hay.Ông kể về cơ duyên ấy là vào thời điểm năm 1983 khi một Festival quốc tế ở Nga biết đến nghề thủ công mỹ nghệ ở Định Công nên đã đặt làm sản phẩm hoa bướm đậu bằng đồng cài ve áo để làm quà lưu niệm. Nặng lòng với nghề, dẫu biết còn nhiều khó khăn nhưng ông vẫn quyết tâm khôi phục nghề. Ông Trường đã cùng với nhiều thợ giỏi trong làng cùng nhau vừa sản xuất vừa dạy nghề. Trong vòng hai năm diễn ra festival, nhiều gia đình quay trở lại sống với nghề truyền thống.Trăn trở người giữ lửaĐã từng là làng nghề nổi tiếng nhất Hà Nội nhưng đến nay, ở làng Định Công chỉ còn hai gia đình nghệ nhân tiếp tục nghề truyền thống theo tính “cha truyền con nối”, đó là gia đình nghệ nhân Quách Văn Trường cùng con trai là Quách Tuấn Anh và nghệ nhân Quách Văn Hiểu cùng con trai là Quách Tuấn Tú. Đây là khẳng định của nghệ sĩ Quách Văn Hiểu, Chủ tịch Hội kim hoàn Định Công.
Nếu như nghệ nhân Quách Văn Trường là người có công gây dựng lại nghề truyền thống thì nghệ nhân Quách Văn Hiểu là người quảng bá đưa hình ảnh nghề đậu bạc tới gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế. Các tác phẩm của ông tham gia triển lãm đạt được giải thưởng quan trọng tại Triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2004 - lần đầu tiên làng nghề Định Công đoạt Huy chương Vàng với tác phẩm “Hộp tú cầu đậu bạc”.Năm 2008, tác phẩm “Hộp quạt Xuân Hương” của nghệ nhân Quách Văn Hiểu là một trong 6 tác phẩm đoạt giải thưởng ASEAN - tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ các nước trong khối ASEAN và là tác phẩm duy nhất của Việt Nam đạt giải. Đây cũng là tác phẩm đạt giải tại triển lãm ứng dụng kỹ thuật toàn quốc lần thứ 2 - năm 2009. Với những đóng góp trong việc giữ gìn và duy trì nghề đậu bạc Định Công, ông Quách Văn Hiểu đã được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Nghệ nhân Quách Văn Hiểu - nay là Trưởng ban đào tạo dạy nghề Trung ương Hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý Việt Nam và là Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn phường Định Công chia sẻ: “Nghề đậu bạc là nghề thủ công không được nhiều người biết đến, không cạnh tranh được với nghề mỹ nghệ làm bằng máy móc. Nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, thường xuyên nâng cao tay nghề nên hiện giờ nhiều người trẻ không mấy mặn mà với nghề. Việc thiếu thợ làm nghề hiện là một trong những khó khăn nhất của làng nghề Định Công, bởi lẽ để đào tạo được một người nghệ nhân giỏi có thể mất khoảng 10 năm”.Ông Hiểu cho biết, hiện nay Hội kim hoàn phường Định Công đã mở lớp đào tạo nghề kim hoàn nhưng thực tế khi kết thúc các lớp học thì chỉ có khoảng 1/3 trong số các học viên có thể trụ được lại với nghề bằng nhiều cách khác nhau như đi làm thuê hoặc mở cửa hàng riêng. Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, nhưng thời gian đó lại quá ngắn để đào tạo một thợ lành nghề.Theo ông Quách Văn Hiểu, người thợ kim hoàn ở làng Định Công khi chế tác các sản phẩm vàng bạc tinh xảo luôn thực hiện 3 khâu chuyên môn, kỹ thuật quan trọng của nghề là: Chạm, đậu và trơn. Chạm tức là chạm trổ các hình vẽ, hoa văn, họa tiết trên mặt các đồ trang sức hay các đồ bằng vàng, bạc... Thứ hai là đậu, tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyển thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức. Cuối cùng là trơn, tức là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ mà chỉ cườm cho nhẵn, bóng, trơn.
Nghệ nhân Quách Văn Trường trăn trở: “Tôi mong muốn có được nơi trưng bày, quảng bá nghề kim hoàn Định Công và một trung tâm để đào tạo nghề, để các bạn trẻ nhìn thấy được tương lai của nghề. Trước đây chỉ truyền nghề cho người dân làng Định Công để giữ nghề nhưng bây giờ tôi sẵn sàng dạy cho tất cả những ai yêu nghề, có tài”.Tại “Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề Kim Hoàn 2018” diễn ra vào dịp cuối tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức, nhiều hoạt động trình diễn của các làng nghề kim hoàn truyền thống như làng nghề kim hoàn Châu Khê - Hải Dương, làng nghề đậu bạc Định Công - Hà Nội, nghề chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, làng nghề đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh, nghề dát vàng Kiêu Kỵ - Gia Lâm...Các nghệ nhân của làng nghề kim hoàn Định Công đã có dịp “khoe” với công chúng những sản phẩm sáng tạo sắc nét mang văn hóa của người Tràng An. Trong số đó phải kế đến những tác phẩm nổi tiếng của nghệ nhân Quách Văn Trường như “Dầu khí Vũng Tàu”, “Khuê Văn Các”, “Trâu vàng Kim Ngưu”, “Tháp Rùa”,...Trải qua giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử, nghề đậu bạc ở Định Công vẫn là một nét đẹp độc đáo trong bức tranh muôn màu của các làng nghề Hà Nội. Trước đây, các sản phẩm đậu bạc thường chỉ là những chiếc nhẫn, khuyên tai, lắc tay, lắc chân,.. thì sau khi khôi phục, phục vụ nhu cầu thị trường, các sản phẩm đậu bạc được sản xuất đa dạng hơn như những chiếc hộp, quạt, bát, đĩa với đầy đủ các kích thước hay hình dạng tròn, vuông. Hội kim hoàn làng Định Công đang ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường và nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn ở trong và ngoài nước. Đó là những tín hiệu vui của làng nghề kim hoàn nổi tiếng của Hà Nội.Dù còn nhiều khó khăn trong việc đào tạo nghề và truyền nghề cho lớp trẻ, nhưng với tâm huyết của những nghệ nhân lớn tuổi và hơn hết là những dấu hiệu vui của thị trường, những người thợ kim hoàn làng Định Công có nhiều hy vọng để tin tưởng vào tương lai phát triển, góp phần làm nên bức tranh đẹp về làng nghề truyền thống của Hà Nội.