BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội - Huyện Hải Lăng

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tên cơ quan: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hải Hà.

- Địa chỉ: Tầng 1, Trụ sở liên cơ quan - Phố Ngô Quyền, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà.

- Email: [email protected]

- Trình độ chuyên môn: Đại học.

- Email: [email protected].

- Nhiệm vụ phụ trách: Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách;

Phụ trách chung các hoạt động của cơ quan; trực  tiếp quản lý tài khoản, quản lý tài chính, tài sản cơ quan; công tác cán bộ, công tác thi đua, kỷ luật; tham mưu vận động xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ bảo trợ trẻ em; Trực tiếp phụ trách công tác người có công; Tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giải quyết  những công việc trọng tâm đột xuất trên các lĩnh vực theo chỉ đạo của UBND huyện, của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

Kiểm tra các văn bản thuộc trách nhiệm phòng tham mưu trước khi trình UBND huyện ký ban hành;

Khi trưởng phòng đi vắng phải ủy quyền cho Phó trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo công việc của phòng trong thời gian đi vắng;

Trực tiếp theo dõi các chế độ chính sách tại thị trấn Quảng Hà.

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chính trị học - C/n Công tác tư tưởng

- Nhiệm vụ phụ trách: Phó trưởng phòng được Trưởng phòng phân công trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề; lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội( bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động Bảo hiểm y tế; Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bảo trợ xã hội; Bình đẳng giới; TNXH; Cải cách hành chính; Công tác văn phòng;

Chủ động kiểm tra, và xử lý những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc các bộ phận phụ trách; nghiên cứu phát hiện và đề xuất những vấn đề phát sinh cần bổ sung thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, báo cáo Trưởng phòng xem xét, quyết định;

Trực tiếp chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất và các nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng phân công;

Trực tiếp theo dõi các chế độ chính sách tại các xã: Đường Hoa, Quảng Sơn.

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân xã hội học.

- Điện thoại: 0203.3879.596 - 0357.072.838.

- Email: [email protected].

- Nhiệm vụ phụ trách: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảm nghèo, Bảo trợ xã hội; làm thủ quỹ các loại nguồn kinh phí thuộc phòng đảm nhiệm và các nhiệm vụ khác được lãnh đạo phòng giao. Cùng các đồng chí trong cơ quan làm công tác văn phòng;

Trực tiếp theo dõi các chế độ chính sách tại các xã: Quảng Chính, Quảng Minh.

Tham mưu thực hiện công tác mai táng phí trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội, quyết định hưởng trợ cấp và dừng trợ cấp bảo trợ xã hội; tham mưu lĩnh vực Bình đẳng giới; cải cách hành chính, trực hành chính công và làm báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính và các công tác khác khi được lãnh đạo phòng giao; làm công tác văn thư cơ quan;

Trực tiếp theo dõi các chế độ chính sách tại xã: Quảng Phong, Cái Chiên;

Cùng các bộ phận khác làm công tác văn phòng.

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật.

- Điện thoại: 0203.3763.596 - 0973.963.336

- Email: [email protected].

- Nhiệm vụ phụ trách: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực người có công với cách mạng, Công tác bảo vệ , chăm sóc trẻ em, TNXH;

Tổng hợp các báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo khác khi lãnh đạo phân công; theo dõi hoạt động Hội người cao tuổi. Hội nạn nhân chất độc da cam;

Trực tiếp theo dõi các chế độ chính sách tại các xã: Quảng Đức, Quảng Thành;

Cùng các bộ phận khác làm công tác văn phòng.

3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

- Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội, bảo vệ chăn sóc trẻ em và bình đẳng giới; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

- Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc các lĩnh vực về lao động, thương binh, xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới.

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, qui hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực: pháp luật lao động; chính sách về việc làm, dạy nghề; chính sách về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mang; chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách về giảm nghèo; chính sách pháp luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; chính sách pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội theo qui định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện.

- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng theo qui định của pháp luật về lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội …

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan lao động, thương binh và xã hội cho cán bộ, công chức làm công tác văn hoá- xã hội ở các xã, thị trấn.

- Tổ chức ưng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của phòng.

- Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Trưởng phòng Nguyễn Văn Minh ĐT: 028.54.34.1518 - 0918224417 Thư điện tử: [email protected]

Phó trưởng phòng Nguyễn Thuận An ĐT: 028.54.34.15.18 - 0937964204 Thư điện tử: [email protected]

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BÌNH XÃ HỘI QUẬN TÂN BÌNH

Phòng Lao động - Thương binh xã hội tiền thân từ Phòng Thương binh và phòng lao động sáp nhập lại để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Lao động-Thương binh xã hội tóm tắt như sau:

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH XÃ HỘI:

Hình thành vào thời điểm tháng 10 năm 1975 với tổ chức nhân sự khoảng 7-8 người, đa phần là cán bộ kháng chiến, còn lại một số nhân viên tham gia sau 30/4/75. Trình độ văn hoá cán bộ thời điểm này đa phần là cấp 2, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chỉ ở mức sơ cấp, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chính sách có công và sau đó thêm nhiệm vụ là bảo trợ xã hội.

Hoạt động đến năm 1979 theo chủ trương chung về cơ cấu tổ chức bộ máy mới của Ủy ban nhân dân quận, phòng Thương binh–xã hội được chuyển thành Tổ Thương binh xã hội thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân quận. Năm 1985, Tổ Thương binh xã hội tách ra trở lại thành phòng Thương binh–xã hội và hoạt động cũng với chức năng nhiệm vụ trên đến tháng 5/1988 sáp nhập trở lại thành Phòng Lao động-Thương binh xã hội.

Hình thành vào thời điểm tháng 1 năm 1976 với tổ chức bộ máy nhân sự 7 người, trong đó có một cán bộ kháng chiến tập kết về làm trưởng phòng, còn lại đều là nhân viên tham gia sau 30/4/1975. Cán bộ công nhân viên có trình độ văn hoá phần lớn là cấp III, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chỉ ở mức sơ cấp, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý lao động, thống kê lao động và giải quyết việc làm.

Phòng Lao động hoạt động đến năm 1979 chấp hành theo chủ trương chung về cơ cấu tổ chức bộ máy mới, phòng Lao động sáp nhập với Ban Kế hoạch thành Tổ Lao động thuộc Ban Kế hoạch quận. Đến năm 1985, Tổ Lao động tách trở lại thành phòng Lao động hoạt động độc lập. Phòng Lao động hoạt động đến  tháng 5 năm 1988 sáp nhập với phòng Thương binh xã hội thành phòng Lao động–Thương binh và xã hội hoạt động cho đến nay.

3. Phòng Lao động-Thương binh và xã hội:

Phòng Lao động–Thương binh và xã hội sáp nhập từ phòng Lao động và phòng Thương binh–xã hội theo quyết định số 137/QĐ-UB ngày 06/05/1988 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. Tổng số cán bộ-công nhân viên có 15 người, trình độ văn hóa tất cả đều tốt nghiệp cấp III, trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 10 Đại học, chính trị cao cấp 4, trung và sơ cấp 3.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân quận, hoạt động theo cơ chế ‘một cửa, một dấu”, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban Nhân dân quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vị Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố phụ trách.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận có chức năng giúp Ủy ban Nhân dân quận thống nhất quản lý Nhà nước về các hoạt động thuộc lĩnh vực được giao theo đúng chính sách, luật pháp, các quy định của Nhà nước và của Ủy ban Nhân dân thành phố.

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác lao động, thương binh và xã hội, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và chủ trì việc thực hiện pháp luật, chính sách lao động, thương binh và xã hội.

Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật, chính sách lao động, thương binh và xã hội.

Thực hiện công tác quản lý lao động tiền lương, công tác chăm lo chính sách có công, bảo trợ xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm, công tác dạy nghề và phối hợp phòng chống tệ nạn xã hội theo quyền hạn được phân cấp.

Quản lý tổ chức cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện thông tin báo cáo sơ  kết, tổng kết công tác lao động, thương binh và xã hội và phối hợp với Ủy ban Nhân dân phường thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi, trợ cấp cứu trợ xã hội.

- Cơ cấu và tổ chức bộ máy đơn vị được chia ra làm 4 Tổ:   * Tổ chính sách có công – bảo trợ xã hội. * Tổ lao động tiền lương và việc làm. * Tổ xóa đói, giảm nghèo. * Tổ kế toán tài vụ.

Các năm qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Tân Bình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đã góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của quận. Với những việc làm trên, ngày 12/10/1995, cán bộ-công nhân viên phòng Lao động-Thương binh và xã hội quận Tân Bình đã vinh dự được Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II “Vì đã có thành tích xuất sắc công tác từ năm 1990-1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.