Quốc kỳ là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam (Ảnh tư liệu).

Một số giai đoạn của chu trình nước

Một số giai đoạn của chu trình nước

Nước trong các đại dương là một trong những chu trình của vòng tuần hoàn nước chiếm tới 96.5% tổng lượng nước trên toàn trái đất. Theo ước tính, lượng nước bốc hơi của đại dương chiếm 90% tổng lượng nước bốc hơi.

Nước bốc hơi trong khí quyển được cư trú trung bình khoảng 15 ngày, nước thẩm thấu trong nước được cư trú tới vài tháng. Trong khi đó, nước ở các chỏm băng có thời gian cư trú lên tới 200 năm. Do đó, thời gian cư trú của nước phụ thuộc lớn vào vị trí và đặc điểm địa chất của khu vực đó.

Dưới tác động từ bức xạ mặt trời, các phân tử nước từ sông hồ sẽ bị tách lan rộng ra và tạo thành hơi nước. Hiện tượng này xảy ra khi nước đạt tới nhiệt độ sôi 100 độ C.

Ở một số nơi có áp suất và độ ẩm thấp thì không cần đạt tới nhiệt độ sôi nước vẫn có thể bay hơi.

Trên các đỉnh núi hoặc các khu vực có áp suất không khí thấp, băng tuyết không cần tan ra thành nước để bốc hơi mà được thăng hoa trực tiếp thành hơi nước. Hệ quả của điều này là gây ra tình trạng khô hanh.

Nước được bốc hơi từ quá trình quang hợp của các loài thực vật được gọi là thoát hơi nước. Các loài thực vật đã tạo ra một tỷ lệ lớn hơi nước trong khí quyển (khoảng 5%).

Khả năng bốc hơi trong vòng tuần hoàn nước sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: gió, độ ẩm, áp suất không khí và nhiệt độ.

Ngưng tụ là hiện tượng ngược lại của bay hơi - hơi nước trong không khí chuyển thành chất lỏng. Dù các đám mây ở trên bầu trời có màu xanh nhưng vẫn tồn tại hơi nước. Sương mù, hơi nước từ cốc nước nóng, hơi nước từ kính cũng là một trong những ví dụ điển hình của ngưng tụ.

Những đám mây sẽ theo gió di chuyển đến khắp nơi. Các hạt nước nhỏ sẽ hợp nhất tạo thành các giọt nước lớn. Cho tới khi  các giọt nước đủ lớn, lực hút của trái đất cộng với lực gió sẽ đem các giọt nước này xuống đất tạo thành mưa, tuyết hoặc mưa đá.

Đây là cách để nước trong khí quyển trở về trái đất qua các hạt mưa (tuyết, mưa đá). Hướng di chuyển của nước mưa:

- Nước mưa rơi trực tiếp xuống các đại dương

- Nước mưa thẩm thấu vào lòng đất, ở trong đất hoặc mạch nước ngầm

- Nước mưa theo dòng chảy để chảy về sông

Một số lượng lớn nước đã được “nhốt lại” trong băng tuyết trên trái đất. Khí hậu ấm áp sẽ khiến băng tan chảy, dâng cao mực nước biển được coi là một trong những vòng tuần hoàn nước.

Băng tan sẽ dẫn nhiều nguy cơ, trong đó có hiện tượng diện tích lục địa bị thu nhỏ, nhất là các rìa lục địa có vị trí thấp so với mực nước biển.

Ở những vùng có khí hậu lạnh, mùa xuân chính là lúc băng tuyết tan chảy. Lượng nước tan chảy chính là nguồn nước dự trữ cho những khu vực hạ lưu. Rất nhiều nơi trên thế giới, các hoạt động nông nghiệp tưới tiêu của họ dựa vào nguồn nước dự trữ này.

Dòng chảy bề mặt là lượng nước tràn qua bề mặt lục địa. Khoảng ⅓ lượng nước trên bề mặt được quay trở lại đại dương, phần còn lại sẽ bốc hơi, được con người sử dụng hoặc ngấm xuống các mạch nước ngầm.

Dòng nước là lượng nước được chảy vào sông. Nguồn nước này có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh hoạt, kinh tế, thương mại của con người: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, tưới tiêu, là nơi di chuyển của tàu thuyền, đáp ứng hoạt động du lịch.

Nước ngọt dự trữ là nguồn nước tồn tại trong các đập, bể bơi, hồ,... Nó có vai trò quan trọng để duy trì hoạt động sinh hoạt của con người. Nhất là các khu vực không thường xuyên có mưa, việc dự trữ nước là vô cùng cần thiết đối với vòng tuần hoàn nước.

Xâm nhập là hiện tượng nước đi xuống bề mặt trái đất. Một phần nước sẽ được ngấm vào nước đọng trên lớp đất nông, rò rỉ qua các bờ sông, bờ suối. Một phần khác xâm nhập hơn để nạp vào mạch nước ngầm.

Một lượng lớn nước được tích trữ trong mạch nước ngầm. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng sống phụ thuộc vào nước ngầm.

Nước ngầm còn được khai thác trở thành các loại nước đóng chai cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể.

Khi nước mưa làm quá tải mạch nước ngầm, nước sẽ dần dần thoát ra các điểm xả và trở về bề mặt trái đất.

Chu trình thủy văn của nước ngầm diễn ra không cố định, có thể diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc hàng vạn năm.

Bảng ước tính phân bố nước trên trái đất

Trên đây là toàn bộ nội dung về vòng tuần hoàn nước mà Điện máy Sakura muốn chia sẻ với tất cả bạn đọc. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để có những thông tin hữu ích.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam)

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.

Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông; Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Việt Nam có chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm (theo truyền thuyết) với nhà nước đầu tiên là Văn Lang thời vua Hùng. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất đã quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.

Đó là những món ăn đã tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam và được CNN ghi tên trong danh sách TOP 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới. Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là sự dung hòa trong cách pha trộn nguyên liệu, không quá cay, quá ngọt hay quá mặn. Các nguyên liệu gia vị để chế biến món ăn rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non, các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á.

Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và