Những năm gần đây, ngành y tế công cộng đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ đăng ký theo học. Dẫu vậy vẫn còn rất nhiều bạn trẻ còn do dự không biết có nên học y tế công cộng không bởi vì lo lắng triển vọng nghề nghiệp sau khi ra trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, mời bạn theo dõi.

Các trường đào tạo ngành Y tế công cộng

Ngành Y tế công cộng đang ngành càng phát triển nên cũng có nhiều trường Đại học đào tạo ngành học này trên cả nước. Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Y tế công cộng chất lượng mà bạn có thể tham khảo:

Chương trình học ngành Y tế công cộng

Sinh viên học ngành Y tế công cộng phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về không chỉ lĩnh vực y tế mà còn cả lĩnh vực xã hội, văn hoá, kinh tế…

Mời bạn tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Y tế công cộng thông qua bảng dưới đây:

Có nên học y tế công cộng không?

Quyết định lựa chọn ngành học bậc Đại học, Cao đẳng là một trong những quyết định quan trọng nhất trong suốt 12 năm đi học của học sinh, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đường sự nghiệp tương lai của các bạn trẻ.

Để đưa ra quyết định chọn ngành học đúng đắn phải căn cứ vào những tiêu chí nhất định, trong đó tiêu chí phù hợp và tiềm năng phát triển của ngành học được cân nhắc hàng đầu.

Do vậy, để giải đáp cho thắc mắc của nhiều bạn trẻ rằng có nên học y tế công không, chúng ta phải đánh giá thông qua tố chất phù hợp để học ngành này cũng như cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra sao.

Điểm chuẩn ngành Y tế công cộng

Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc có nên học y tế công cộng không cũng rất quan tâm đến điểm chuẩn trúng tuyển ngành này vì lo ngại điểm sẽ rất cao. Tuy nhiên, thực tế ngược lại, điểm chuẩn ngành Y tế công cộng nhìn chung “vừa sức” với đa số thí sinh, dao động từ 15 – 21 điểm tuỳ vào từng trường và từng khối thi khác nhau.

Ngành Y tế công cộng học bao nhiêu năm?

Khác với ngành Y phải đào tạo trong ít nhất khoảng 6 năm, thì những sinh viên theo học ngành Y tế công cộng chỉ phải học trong khoảng 4 năm tuỳ theo năng lực học tập của mỗi bạn.

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục – Bệnh Viện Thẩm Mỹ Gangwhoo đã gửi đến bạn đọc lời giải đáp cho câu hỏi: “có nên học y tế công cộng không?” Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về ngành này và có cho mình những quyết định chọn ngành học phù hợp nhất nhé!

Trà thảo dược từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, một số loại có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.

Ngoài ra, một số loại trà có chứa tâm sen, tam thất, đan sâm là những vị thuốc giúp làm giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, uống trà thảo dược đều đặn còn giúp giảm huyết áp, hạ mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Việc kết hợp uống trà thảo dược với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trong bài viết này, xin giới thiệu một số loại trà thảo dược phổ biến với tác dụng tốt cho tim mạch, cùng cách sử dụng chúng hiệu quả.

Hòe hoa có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm bền thành mạch, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, tăng sức co bóp cơ tim và hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Trong hòe hoa chứa nhiều rutin, là một chất làm bền thành mạch, nên hay được dùng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết để phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa.

Hòe hoa dùng làm trà phải là hoa chưa nở, nên thu hái hoa vào buổi sáng, rồi phơi nắng nhẹ và sao qua cho khô để đảm bảo màu sắc và hương vị của trà.

- Hòe hoa có thể dùng riêng với liều 8 - 16g, hãm nước uống trong ngày.

- Hoặc có thể phối hợp thêm các vị thuốc khác như: Hòe hoa 10g, tam thất 8g, cúc hoa 2 nụ, táo đỏ 2 quả. Hãm, uống thay nước trong ngày.

Lưu ý: Hòe hoa tính hơi lạnh, nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh) không nên dùng trà hòe hoa thường xuyên, nếu dùng cần phối hợp thêm các dược liệu có tính ấm nóng như quế, gừng.

Tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ huyết áp, hạ đường máu, kích thích hệ miễn dịch…được dùng nhiều trong các trường hợp tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực…

Trà làm từ hoa tam thất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Loại trà này có tác dụng lương huyết, bổ huyết, an thần, giảm stress và điều hòa huyết áp.

- Hoa tam thất, hòe hoa, cúc hoa mỗi vị 10g. Ba loại đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay nước trong ngày.

Loại trà này dùng đặc biệt tốt cho những người thừa cân, béo phì có kèm theo tăng huyết áp, mỡ máu cao.

- Những người hay mất ngủ, tim đập hồi hộp có thể dùng như sau: Hoa tam thất 10g, tâm sen 10g, long nhãn 10g. Hãm nước 15 - 20 phút thì dùng được.

Đan sâm là vị thuốc có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thanh tâm trừ phiền, lương huyết tiêu ung. Ngày nay hay được sử dụng để điều trị chứng tâm tý liên quan đến các cơn đau thắt ngực.

Ngoài ra, đan sâm có tính hàn lương nên dùng tốt cho các chứng nhiệt ở trong huyết. Các trường hợp do huyết có nhiệt, nhiệt động đến tâm làm cho tâm hỏa động mà không ngủ được.

Phối hợp đan sâm và tam thất làm trà có tác dụng giúp thông thoáng huyết quản động mạch, giảm cholesterol, chống tích tụ chất thải trong máu, làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành.

Cách dùng: Đan sâm, tam thất tán bột mịn đóng gói vào túi lọc, mỗi túi 5 - 10g, ngày dùng 1 gói, hãm nước uống trong ngày.

Trà Hibiscus, hay còn gọi là trà atiso đỏ, được biết đến với màu đỏ tươi và hương vị chua dịu. Hibiscus chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà Hibiscus thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Journal of Nutrition" cho thấy, uống 3 tách trà Hibiscus mỗi ngày trong sáu tuần có thể giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Điều này là nhờ vào khả năng giãn mạch và giảm căng thẳng trên thành mạch máu của Hibiscus.

Cách pha: Sử dụng nước sôi và ngâm trà trong 5 - 10 phút là có thể sử dụng, uống thay nước trong ngày.

Trà hoa cúc không chỉ nổi tiếng với tác dụng an thần, giảm căng thẳng mà còn có nhiều lợi ích cho tim mạch. Hoa cúc chứa nhiều flavonoid - một nhóm chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và giảm viêm.

Viêm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim, và uống trà hoa cúc có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có tác dụng giảm mức đường huyết và cải thiện mức cholesterol, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Cách dùng: Cho hoa cúc khô (2 - 3g) vào ấm hoặc cốc. Đổ nước nóng vào và đậy nắp để hãm trà. Ngâm trong khoảng 5 - 7 phút, tùy theo khẩu vị. Nếu thích trà đậm đà, có thể ngâm lâu hơn.

Trà thảo dược là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, nên kết hợp việc uống trà với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.

Hãy thử thêm một hoặc nhiều loại trà thảo mộc này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.