Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

+ Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND vừa là hình thức thực hiện pháp luật của UBND, vừa là hình thức UBND tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do đó hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai hiện hành quy định

Các quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện

Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ví dụ như sau:

+ Gia đình bà A và bà B là hàng xóm, nhưng mối quan hệ hàng xóm này luôn có xích mích. Bà B kiện bà A lấn chiếm đất vườn nhà bà B khi xây dựng chuồng gà. Hai gia đình xảy ra mâu thuẫn, bà B đã gửi tờ đơn kiện bà A ra UBND xã. UBND xã tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên,cả 2 bên vẫn chưa có tiếng nói chung. Bà B quyết định kiện bà A lên Tòa án nhân dân huyện. Sau quá trình xác minh, Tòa tuyên án bà A phải trả lại phần đất đã lấn chiếm cho gia đình bà B. Tuy nhiên, bà A đã chống đối, cản trở cơ quan thi hành án làm nhiệm vụ. Để thi hành dứt điểm vụ việc, Chi cục thi hành án dân sự huyện đã ban hành quyết định cưỡng chế bà A phải tháo dỡ chuồng trại, bàn giao lại mặt bằng đất cho bà B.

=> Cơ quan thi hành án đã áp dụng pháp luật theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lại công bằng cho bà B, trong đó sử dụng cả biện pháp cưỡng chế.

Thương hiệu cá nhân của Martha Stewart

Cho đến gần đây khi thuật ngữ thương hiệu cá nhân hay từ khoá ví dụ thương hiệu cá nhân, bỗng chốc trở thành một chủ đề được quan tâm trên các trang mạng và diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam.

Thì nhiều năm trước cái tên Martha Stewart đã nổi lên như một trường hợp mạnh dạn, sáng tạo và đi tiên phong xây dựng thương hiệu cá nhân tại Hoa Kỳ.

Chỉ tính đến năm 2014, Martha Stewart đã tiếp cận đến hơn 60 triệu người Mỹ thông qua nhiều kênh truyền thông thương hiệu. Cô định vị thương hiệu cá nhân là một người có hiểu biết chi tiết về nấu ăn, chăm sóc nhà cửa và giải trí trong gia đình.

Từ định vị vừa cụ thể nhưng cũng vừa đa dạng đó, cô nhanh chóng phát triển Martha Stewart lên trở thành một thương hiệu toàn cầu. Cung cấp giá trị về mặt kiến thức cho những ai có cùng đam mê và hứng thú tìm hiểu các chủ đề tương tự.

Martha Stewart đã duy trì tính nhất quán trong cách tạo dựng thương hiệu cá nhân. Đó là luôn chi tiết và tinh tế dù đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào.

Không dừng lại ở đó, Martha Stewart cũng không ngại tiết lộ bí quyết thành công của bản thân – để trở thành một ví dụ thương hiệu cá nhân tiêu biểu trên phạm vi toàn cầu.

Đó là nhất quán và kiên định với những kiến thức liên quan đến cuộc sống gia đình. Không phát triển thêm, không tham lam lĩnh vực và quan trọng nhất là không chia sẻ kiến thức về những điều mình chưa thật sự hiểu rõ.

Người ta có thể đánh giá Martha Stewart là một đầu bếp giỏi, một cô làm vườn chuyên nghiệp hay một chuyên gia về giải trí gia đình. Nhưng sau tất cả, Martha Stewart vẫn nổi tiếng và được biết đến là một người không ngừng theo đuổi việc chia sẻ kiến thức.

Hiện nay, Martha Stewart vẫn đang là thương hiệu toàn cầu được định giá lên đến hàng tỷ đô la. Với các mảng hoạt động chính bao gồm Martha Stewart Home, Martha Stewart Living và Martha Stewart PetSmart.

Thương hiệu cá nhân của người nổi tiếng

Nhắc đến danh xưng “Ngọc nữ của màn ảnh Việt” nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nữ diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà. Cô từng “làm mưa làm gió” với rất nhiều dự án phim, gây tiếng vang với khán giả qua màn ảnh nhỏ.

Thông qua các hình tượng nhân vật trong phim ảnh, cô đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân của mình: một nữ diễn viên xinh đẹp, tài giỏi, sang trọng, đúng với danh xưng ngọc nữ mà khán giả ưu ái trao tặng.

Áp dụng pháp luật thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như sau:

+ UBND cấp xã có quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân; đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, công dân cần làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện.

+ Tòa án nhân dân các cấp có quyền thẩm tra, xét xử, áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội cho người phạm tội.

+ Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ trong trường hợp cần thiết.

+ Chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính mới có quyền cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.

Áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng. Áp dụng pháp luật thể hiện bằng nhiều hình thức: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, hay thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Ví dụ như sau:

+ Trưởng Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh A do lái xe có sử dụng rượu, bia, làm phát sinh quan hệ về trách nhiệm hành chính giữa nhà nước và anh A. Anh A bị lập biên bản nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, bị tịch thu bằng lái xe 1 tháng vì có hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe.

Ví dụ về áp dụng pháp luật GDCD 12

Sau đây là một số ví dụ về áp dụng pháp luật giúp cho học sinh có thể làm bài môn GDCD lớp 12 tốt hơn:

Ví dụ 1: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông. (UBND áp dụng Quy định 65/QĐ-TW về luân chuyển cán bộ)

Ví dụ 2: Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện,... không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng. (Cảnh sát giao thông áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Ví dụ 3: Tòa án huyện giải quyết vụ án ly hôn đơn phương (Tòa án áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết vụ án)

Ví dụ 4: UBND ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hay UBND ra quyết định thu hồi đất (UBND áp dụng các quy định về cấp, thu hồi,.... giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013)