CV và Portfolio được coi là những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, vì nó thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như tính cẩn thận của ứng viên. Do đó, đừng ngại thể hiện những điểm mạnh và kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực Data thông qua CV và Portfolio.

Lộ trình thăng tiến của Senior Data Analyst

Lộ trình thăng tiến của Senior Data Analyst có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Data analyst Intern là những nhân sự học việc tại bộ phận IT tùy theo sự sắp xếp của mỗi công ty. Họ chưa được gọi là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên Data analyst chính thức. Thông qua đó, thực tập sinh sẽ tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế mà không chắc trường lớp đã dạy.

Mức lương: 15 - 20  triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 8 năm

Senior Data Analyst là một vị trí công việc cao cấp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Người nắm giữ vị trí này thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về phân tích dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu. Họ sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để hiểu dữ liệu, tìm ra thông tin hữu ích và xu hướng.

Yêu cầu tuyển dụng của Senior Data Analyst

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Senior Data Analyst cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:

Mức lương của ngành Data Analyst bị tác động bởi những yếu tố nào?

Như đã đề cập, mức lương Data Analyst sẽ có những sự khác biệt do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác. Những yếu tố chủ yếu tác động đến mức lương của Data Analyst bao gồm:

Tương tự như những ngành nghề khác, cấp bậc đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định mức lương của một Data Analyst. Điều này có nghĩa là khi bạn ở một vị trí với trách nhiệm và khối lượng công việc càng lớn thì mức thu nhập sẽ càng cao. Cụ thể:

Vị trí – cấp bậc tỷ lệ thuận với mức lương của Data Analyst

Song song với cấp bậc, số năm kinh nghiệm cũng sẽ là một yếu tố quyết định đến mức thu nhập. Nói một cách dễ hiểu, khi kinh nghiệm làm việc của bạn càng nhiều tức là kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực này càng lớn, khi đó mức lương mà bạn nhận được sẽ càng cao.

Ngược lại, đối với những bạn sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc các dự án thực tế thì mức thu nhập sẽ thấp hơn so với những người đã có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương khởi điểm của Data Analyst dành cho Fresher vẫn khá lý tưởng, dao động từ 10 – 13 triệu đồng/tháng.

Trên thực tế, địa điểm hay vùng miền sẽ tạo nên những tác động nhất định đến thu nhập của một Data Analyst. Điều này xuất phát từ tốc độ phát triển không đồng đều ở mỗi nơi.

Ví dụ: Những thành phố lớn có sự phát triển mạnh mẽ như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…thì lương Data Analyst sẽ có sự chênh lệch nhiều hơn so với vị trí Data Analyst ở những thành phố kém phát triển.

Thông thường, mức lương Data Analyst ở từng vùng miền khác nhau sẽ có mức chênh lệch dao động từ 2 – 4 triệu đồng.

Đây cũng là một yếu tố đã được đề cập, cụ thể, mức lương Data Analyst sẽ chịu tác động bởi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nói đơn giản, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển sẽ quyết định cho thu nhập của bạn với vai trò là một chuyên gia phân tích dữ liệu.

Cụ thể, nếu như bạn làm việc cho công ty chuyên về dữ liệu thì mức thu nhập của bạn sẽ khác với những công ty chuyên về cung cấp sản phẩm hay dịch vụ khác.

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Điều này xuất phát từ việc lĩnh vực chuyên môn của các công ty khác nhau nên mức độ cần thiết của vị trí Data Analyst cũng sẽ khác nhau. Tức là mức lương khởi điểm của Data Analyst sẽ có sự thay đổi tương ứng với năng suất làm việc và tính chất của công việc.

Thông thường, Data Analyst tại những công ty chuyên về data sẽ có mức thu nhập cao hơn so với những Data Analyst làm việc tại các công ty chuyên về sản phẩm hay dịch vụ khác. Mức độ chênh lệch này có thể dao động từ 5 – 10 triệu đồng.

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn

Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Senior Data Analyst, bạn cần có tối thiểu bằng đại học trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, toán ứng dụng, hệ thống thông tin, quản trị kinh doanh hoặc thống kê. Ngoài ra, Senior Data Analyst có bằng thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực tương ứng sẽ được đánh giá cao hơn.

Trang bị kiến thức về HTML, CSS, JS: Là cần thiết cho bất cứ lập trình viên phát triển ứng dụng Web nào, và .NET Developer cũng không phải ngoại lệ. Các thư viện nâng cao khác như bootstrap hay jquery cũng là cần thiết.

Thành thạo SQL: Trong thực tế, SQL là ngôn ngữ chuẩn được sử dụng hầu hết cho hệ cơ sở dữ liệu quan hệ. Tất cả các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS) như MySQL, MS Access, Oracle, Postgres và SQL Server… đều sử dụng SQL làm ngôn ngữ cơ sở dữ liệu chuẩn.

Kỹ năng thống kê: Kỹ năng thống kê được hiểu là quá trình thu thập, phân tích, khám phá những xu hướng, quy luật vận động, các mối quan hệ của những đối tượng nghiên cứu, .v.v.Trực quan hóa dữ liệu, trình bày các kết quả phân tích sao cho người dùng, người đọc, người xem dễ dàng hiểu được cũng là một phần quan trọng của thống kê.

Kỹ năng giao tiếp, trình bày: Không phải bất cứ ai cũng hiểu chính xác những con số thống kê từ kết quả nghiên cứu của chuyên viên phân tích dữ liệu Senior Data Analyst. Vì thế, Senior Data Analyst cần phải trình bày, giao tiếp tốt để giải thích kỹ các phát hiện mang tính hữu ích cho việc dự báo, đưa ra quyết định.

Kỹ năng tập trung cao: Do khối lượng dữ liệu là khổng lồ nên đòi hỏi chuyên viên phân tích phải có khả năng tập trung cao độ trong quá trình xử lý để tránh sai sót, dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác.

Kỹ năng phân tích logic: Với cùng một lượng dữ liệu giống nhau, người có tư duy logic, sắp xếp tốt sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa, insight ẩn sau đó.

Kinh nghiệm: Senior Data Analyst phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm, kỹ năng phân tích thống kê và kinh nghiệm thực tế với phần mềm phân tích thống kê, đặc biệt là Excel. Kinh nghiệm làm việc với cơ sở dữ liệu lớn. Kinh nghiệm trong việc dự báo xu hướng, lập mô hình (modeling) và tạo báo cáo

Tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ chuyên sâu

Ngoài những cách trên, việc tham gia các khóa học chuyên sâu để lấy chứng chỉ sẽ là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Mặc dù chứng chỉ không phải là một điều kiện bắt buộc, tuy nhiên nó sẽ là một điểm cộng lớn để bạn tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng, đặc biệt là với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các khóa học này cũng sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết mà một Data Analyst cần có.

Trên đây là những thông tin tham khảo về mức lương Data Analyst mới nhất hiện nay. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này thì có thể tham khảo khóa học phân tích dữ liệu của MDA hoặc truy cập vào chuyên mục Chia sẻ kiến thức tại Mastering Data Analytics để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan.